Không có cuốn sách nào hay đối với người dốt, không có tác phẩm nào dỡ đối với người khôn "

Ngày 25 tháng 01 năm 2025

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN

Quên mật khẩu ?Đăng kí tài khoản

 » Kế hoạch » Kế hoạch năm

Kê hoạch bồi dưỡng HSG

Cập nhật lúc : 11:09 12/11/2013  

Kế hoạch năm 2013-2014

PHÒNG GD&ĐT PHONG ĐIỀN

TRƯỜNG THCS TT PHONG ĐIỀN

Số: 01/KH-CM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Phong Điền,  ngày 20 tháng 9 năm 2013

          

KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI, HỌC SINH NĂNG KHIẾU

NĂM HỌC: 2013 – 2014

 

Phần I

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI (BDHSG) NĂM HỌC 2012 - 2013

I. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

- Học sinh giỏi cấp huyện đạt nhất toàn đoàn với 32 giải trong đó: 04 giải nhất, 10 giải nhì, 10 giải ba, 8 giải khuyến khích; cấp tỉnh có đội tuyển gồm 17 học sinh với 21 lượt thi. Kết quả đạt được gồm 05 giải cụ thể như sau:

TT

Họ và tên

Môn thi

Giải

1

Nguyễn Thị Hoài Nhung

Toán 9

3

2

Đào Thị Mỹ Linh

Địa 9

KK

3

Dương Đăng Tâm

Địa 9

KK

4

Dương Thị Khánh Quỳnh

Sử 9

KK

5

Dương Thị Liên

Anh 9

KK

- Học sinh giỏi môn Toán giải bằng MTCT cấp huyện 10 giải trong đó: 01 giải nhất, 02 giải nhì, 04 giải ba, 03 giải khuyến khích; cấp tỉnh 05 giải trong đó: 01 giải Ba, 04 khuyến khích.

- Thi giải Tiếng Anh qua mạng Internet cấp huyện cấp huyện 06 giải trong đó: 01 giải nhất, 03 giải nhì, 01 giải ba, 01 giải khuyến khích; cấp tỉnh 05 giải trong đó: 02 giải Ba, 03 khuyến khích. 01 Học sinh được chọn thi quốc gia đạt 1450 điểm và được trao bằng danh dự của Bộ.

- Nhất toàn đoàn ĐK cấp Huyện. 01 HCV điền kinh cấp Tỉnh.

- Đội ngũ bồi dưỡng học sinh giỏi nhiệt tình có trách nhiệm.

- Đã đưa công tác bồi dưỡng HSG vào công tác thi đua, gắn kết quả BDHSG với kết quả thi đua.

II. NHỮNG TỒN TẠI HẠN CHẾ

- Kết quả năm học qua tuy dẫn đầu toàn đoàn nhưng chưa bền vững và xứng tầm với trường chuẩn trọng điểm của huyện, các giải cấp tỉnh chỉ dừng lại ở giải ba.

- Bên cạnh đội ngũ BDHSG nhiệt tình, trách nhiệm có một số ít GV còn xem nhẹ, trách nhiệm chưa cao, chưa có nội dung chương trình có chất lượng. Một số môn chưa có GV nòng cốt trong phong trào phát hiện và bồi dưỡng HSG.

- Vai trò của tổ chuyên môn trong chỉ đạo, quản lý chưa cao còn ỷ lại cấp trên và giao phó cho giáo viên dạy.

- Công tác phát hiện và thành lập đội tuyển chưa có sự phối hợp giữa giáo viên các bộ môn; Một bộ phận học sinh còn chú trọng môn này và không mặn mà với môn kia dẫn đến mất cân đối về số lượng học sinh tham gia bồi dưỡng.

- Cơ sở vật chất còn thiếu thốn phải BDHSG ở các phòng học bộ môn, phòng chức năng.

- Chế độ chính sách cho giáo viên còn thấp.

Phần II

KẾ HOẠCH BDHSG NĂM HỌC 2013 - 2014

I. CHỈ TIÊU CẦN ĐẠT ĐƯỢC

- Học sinh giỏi tỉnh: Phấn đấu có giải nhât, nhì với tổng số giải từ 15 đến 20 giải.

- Học sinh giỏi huyện: Nhất toàn đoàn HSG huyện với tổng số giải từ 55 đến 60 giải.

II. LẬP ĐỘI TUYỂN, PHÂN CÔNG GV, THỜI GIAN, KINH PHÍ

1. Lập đội tuyển

a) Đối với HSG 9: Duy trì đội tuyển HSG 8 năm học 2012-2013 và bổ sung thêm một số HS có kết quả các môn học của 2 năm trước đó đạt 8,4 trở lên (Chỉ chọn trong số HSG và HSTT xuất sắc)

b) Đối với HSG 8: Là những học sinh đạt danh hiệu HSG, HSTTXS 2 năm trước và có điểm của môn tham gia bồi dưỡng đạt từ 8,5 trở lên.

c) Đối với HSG IOE, VIO: Số lượng tham gia không giới hạn, nhà trường khuyến khích HS có điều kiện về máy tính và mạng Internet ở nhà tham gia các vòng tự luyện. Khi có kế hoạch của trên, trường sẽ phân công GV bồi dưỡng và thành lập đội tuyển cấp huyện dụa vào kết quả thi cấp trường.

d) Đối với các môn năng khiếu: Nhà trường giao trách nhiệm cho tổ TD – AN – MT – Tin thành lập đội tuyển và lên kế hoạch cụ thể. Kế hoạch phải được phê duyệt và thực hiện dưới sự quản lý của lãnh đạo trường.

Sau khi lập danh sách HS tham gia bồi dưỡng HSG nhà trường tiến hành tổ chức Hội nghị bàn giao học sinh đến từng GV được phân công.

2. Phân công giáo viên bồi dưỡng

TT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Năm vào ngành

BDHSG

Dự kiến số tiết/ tuần

1

Phạm Phi Huấn

16/06/1977

2003

Anh 8

3

2

Trần Thị Ngọc Tiêu

05/10/1959

1979

Anh 9

3

3

Nguyễn Thân Tân

15/06/1977

1999

Địa 8

3

4

Trần Quang Thạnh

31/03/1979

2001

Địa 9

3

5

Lê Thị Lệ Thủy

19/09/1980

2002

Hoá 8

3

6

Trịnh Thị Hạnh

23/10/1970

1993

Hoá 9

3

7

Lê Thị Hiếu

21/10/1980

2003

Lý 8

3

8

Hồ Thị Kim Tuyết

10/10/1978

2001

Lý 9

3

9

Nguyễn Thị Thúy

29/01/1985

2007

MTCT 8

3

10

Nguyễn Viết Văn

16/07/1969

1990

MTCT 9

3

11

Mai Thế Lĩnh

20/07/1981

2006

Pháp 8

3

12

Dương Thị Thúy

28/07/1980

2004

Pháp 9

3

13

Nguyễn Thị Thảo

08/07/1984

2008

Sinh 8

3

14

Phan Thị Xuân Hà

27/01/1979

2001

Sinh 9

3

15

Lê Thị Yến Nhi

15/02/1985

2011

Sử 8

3

16

Nguyễn Thị Diệu Chi

 

 

Sử 9

3

17

Nguyễn Xuân Điệp

13/10/1977

2004

Tin 8, 9

3

18

Nguyễn Khoa Huyền Trâm

01/06/1977

1998

Toán 8

3

19

Nguyễn Thị Ngọc Lan

12/08/1979

2002

Toán 9

3

20

Nguyễn Thị Thược

30/12/1960

1981

Văn 8

3

21

Hồ Đăng Trinh Tiên

02/07/1979

2000

Văn 9

3

22

Nguyễn Thị Thu Huyền

16/06/1980

2003

IOE6

2

23

Mai Hồng Phi

09/09/1970

1999

IOE7

2

24

Phạm Phi Huấn

16/06/1977

2003

IOE 8

2

25

Trần Thị Ngọc Tiêu

05/10/1959

1979

IOE9

2

26

 Hoàng Quốc Hoàn

15/11/1968 

 1989

Năng khiếu

2

27

Phạm Đức Linh

27/02/1979 

 2006

Năng khiếu

2

28

 Hồ Văn Thăng

15/11/1968 

 1989

Năng khiếu

2

29

 Mai Thị Bích Thủy

 

 

Năng khiếu

2

3. Thời gian thực hiện

+ Đối với HSG lớp 9: Từ 9/9/2013 đến 3/2014 (Thời gian kết thúc phụ thuộc vào lịch thi HSG tỉnh).

+ Đối với HSG lớp 8: Từ tháng 9/9/2013 đến hết tháng 12/2014 Thời gian kết thúc phụ thuộc vào lịch thi HSG huyện).

+ Đối với các hội thi IOE, VIO: Thực hiện khi có công văn chỉ đạo của cấp trên. Trước khi có công văn chỉ đạo, các giáo viên được phân công hướng dẫn cho học sinh tạo tài khoản và tự luện trước.

4. Thời lượng cho mỗi môn:

- Lớp 9: 3 tiết/ môn/tuần

- Lớp 8: 3 tiết/ môn/tuần

5. Kinh phí bồi dưỡng, khen thưởng:

a) Kinh phí cần huy động: Kinh phí cần huy động là 35.000.000 đồng từ nguồn kinh phí khuyến học và huy động các nguồn khác.

b) Khen thưởng

+ Cấp huyện:  Giải nhất 4 điểm; giải nhì 3 điểm; giải ba 2 điểm; giải khuyến khích 1 điểm.

+ Cấp tỉnh: Giải nhất 6 điểm; giải nhì 5 điểm; giải ba 4 điểm; giải khuyến khích 3 điểm.

Số tiền/ điểm = [35.000.000 – (11.600.000 + 10%)]/tổng số điểm đạt được toàn trường. (Số tiền/ điểm không quá 80.000 đồng)

c) Bồi dưỡng GV

- 29 GV X 400.000 = 11.600.000.

d) Quản lý: 10% tổng kinh phí huy động.

III. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM

1. Hiệu trưởng

- Phụ trách chung chỉ đạo công tác bồi dưỡng HSG thông qua Phó HT, tổ trưởng CM

- Duyệt nội dung chương trình BDHSG để thống nhất và thực hiện cho từng bộ môn.
       2. Các phó Hiệu trưởng

- Trực tiếp chỉ đạo công tác bồi dưỡng HSG

- Tổ chức thực hiện kế hoạch BDHSG

- Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo công tác bồi dưỡng của tổ chuyên môn, nhóm bộ môn, giáo viên dạy theo đúng nội dung chương trình đề ra.

- Chỉ đạo phân công, xếp thời khóa biểu, công tác quản lý các hoạt động và đảm bảo điều kiện dạy học như cơ sở vật chất, thư viện, thiết bị.

- Lập phương án tuyển chọn, quyết định đội tuyển trên cơ sở chất lượng học lực của HS.

- Tiến hành kiểm tra việc thực hiện chương trình đề ra của giáo viên và học sinh (Giáo viên: Nội dung chương trình, giáo án; Học sinh: vở ghi chép giải bài tập, kinh nghiệm rút ra từ những dạng bài tập khó; kết quả đánh giá trong quá trình tham gia bồi dưỡng).

- Tham mưu với hiệu trưởng để chỉ đạo thư viện mua một số sách cần thiết cho giáo viên bồi dưỡng.

- Trực tiếp tham mưu cho Hiệu trưởng về công tác BDHSG và thực hiện một số công tác khác do Hiệu trưởng phân công.

- Chủ trì các buổi họp cha mẹ học sinh giỏi.

3. Tổ chuyên môn, nhóm bộ môn

- Chỉ đạo việc xây dựng chương trình bồi dưỡng từng bộ môn của tổ và theo dõi tiến độ chương trình bồi dưỡng.

- Quản lý chất lượng bồi dưỡng, theo dõi và chỉ đạo phương pháp dạy của thầy - học của học sinh.

- Quản lý chất lượng các lớp bồi dưỡng từng thời kì, đánh giá để lựa chọn, bổ sung học sinh nhằm đảm bảo chất lượng đội tuyển.

- Chỉ đạo chỉnh lý chương trình BDHSG; Chỉ đạo bổ sung tài liệu BDHSG và tham mưu tổ chức kiểm tra chất lượng HSG

- Thực hiện các công việc khác do BGH phân công.

- Huy động lực lượng giải quyết các chuyên đề khó mà cá nhân không đảm nhiệm được.

4. Đối với giáo viên BDHSG

- Trang bị kiến thức cơ bản chính xác. Nắm bắt trình độ năng lực học sinh đúng bằng trình độ thực chất. Thường xuyên kèm cặp giúp đỡ học sinh.

- Có sổ ghi nhật kí theo dõi quá trình học tập của các em, giải quyết và gợi ý hướng giải quyết những bài tập học sinh yêu cầu.

- Phối hợp với CMHS, GVCN để theo dõi, quản lý thời gian học tập ở trường, ở nhà.

- Thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả các nội dung chương trình sau khi đã được duyệt và đưa vào sử dụng (Có giáo án bồi dưỡng và thực hiện nghiêm túc theo giáo án).

- Đề xuất tài liệu BDHSG với tổ chuyên môn và BGH.

- Tham gia các cuộc họp CMHSG

6. Các lực lượng khác

- Đối với giáo viên chủ nhiệm lớp: Thường xuyên phối hợp với giáo viên bồi dưỡng, với CMHSG tạo điều kiện tốt nhất, động viên các em tham gia bồi dưỡng đạt hiệu quả. Hạn chế đến mức thấp nhất việc tham gia các hoạt động tập thể của lớp, của trường đối với HSG.

- Đối với học sinh: Đi học đầy đủ chấp hành các nội quy, không tùy tiện bỏ tiết, bỏ môn, có đủ các loại vở, tài liệu theo yêu cầu của giáo viên bồi dưỡng, đảm bảo an toàn trên đường đi. Tôn trọng sự đề xuất, lựa chọn của nhà trường và GVBD trong việc chọn môn tham gia bồi dưỡng.

IV. Nhu cầu đội ngũ, CSVC

1. Đội ngũ

Nhà trường cần xây dựng đội ngũ GV BDHSG làm nòng cốt cho các môn sau:

- Giáo viên bồi dưỡng HSG 9: Môn Hóa, Lý, Anh văn, Tin;

- Giáo viên bồi dưỡng HSG 8: Môn Hóa, Lý, Toán, Văn, Anh văn, Tin.

2. Cơ sở vật chất

- Một phòng tin, phòng học bộ môn Sinh, Ngoại ngữ;

- 12 phòng học để học 2 buổi/ngày;

- Bàn ghế 200 bộ (Cần bổ sung thêm ghế)

- Sân bãi để tập luyện học sinh năng khiếu;

                                                                                   Hiệu trưởng