In trang

Kế hoạch của Hiệu trưởng Năm 2015

PHÒNG GD&ĐT PHONG ĐIỀN

TRƯỜNG THCS NGUYỄN DUY

SỐ :  01   /BC- THCS ND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ  NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 
   

 


Phong Điền, ngày 2 tháng 10 năm 2015

BÁO CÁO

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2014-2015 VÀ

PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2015-2016

Phần thứ nhất

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC  2014-2015

 I. Đánh giá chung

 Trong năm qua, nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của UBND huyện Phong Điền, sự lãnh đạo trực tiếp của Phòng GD-ĐT Phong Điền, của Đảng bộ và chính quyền địa phương, của hội khuyến học thị trấn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục. Ban đại diện cha mẹ học sinh đã hỗ trợ  các khoản kinh phí cho nhiều hoạt động của trường.

Trường tiếp tục thực hiện đề án trường chuẩn trọng điểm của Huyện, đặc biệt Huyện đã đầu tư kinh phí phục vụ cho dạy học của 6 lớp trọng điểm ( 2 lớp 6, 2 lớp 7,  2 lớp 8). PGD&ĐT điều động 3 GV dạy giỏi ở các trường về dạy tăng cường cho 6 lớp trọng điểm. Bên cạnh đó, nhà trường có được đội ngũ GV dạy giỏi cấp huyện, tỉnh khá đông là lực lượng nồng cốt để tham gia vào công tác nâng cao chất lượng dạy và học của trường.

Trường cũng đã thực hiện có hiệu quả trong đổi mới công tác quản lý và kiểm tra đánh giá; đổi mới phương pháp dạy học; giữ vững nề nếp, kỷ cương trong công tác dạy và học. Tiếp tục thực hiện chương trình hành động của ngành

Duy trì được số lượng, đảm báo chất lượng giáo dục toàn diện ngày càng cải thiện và nâng cao. Tỷ lệ HS bỏ học không vượt quá 1%; kết quả phổ cập GDTHCS được duy trì.

Triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, chú trọng bồi dưỡng HS giỏi và HS năng khiếu, dạy 2 buổi/ ngày cho HS các lớp trọng điểm; tỷ lệ HS đạt giải HS giỏi cấp huyện và cấp tỉnh ngày càng được nâng cao; số HS đỗ vào trường chuyên Quốc học Huế ngày càng tăng lên. HS năng khiếu về văn nghệ, TDTT luôn dẫn đầu trong toàn huyện về giải đồng đội, đạt các giải cao cấp tỉnh. Tỷ lệ HS tốt nghiệp đạt trên 99%.

Tăng cường ứng dụng CNTT vào dạy học và quản lý, đổi mới phương pháp dạy học qua áp dụng các phương pháp phát huy tính tích cực học tập của HS, trong đó đã triển khai phương pháp bàn tay nặn bột, sơ đồ tư duy... thông qua chuyên đề của tổ và của cụm chuyên môn; thực hiện các chuyên đề đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn, đẩy mạnh công tác GVCN lớp; chú trọng đầu tư các phòng Tin học, phòng học bộ môn ( Lý, Hóa, Ngoại ngữ, Activboard) nhằm sử dụng trang thiết bị hiện đại để phục vụ giảng dạy, quản lý và công tác văn phòng.

Đội ngũ CB-GV-NV được ổn định, đạt và trên chuẩn đào tạo, hầu hết đều nhiệt tình công tác, có tinh thần trách nhiệm và quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Công tác xã hội hóa giáo dục luôn được nhà trường và ban đại diện cha mẹ HS, lãnh đạo địa phương hết mực quan tâm, đầu tư trang trí phòng học, cảnh quan môi trường, sửa chữa nhà vệ sinh, tu sửa phòng học, ... Nhà trường luôn phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực để tăng cường sự hỗ trợ kinh phí, tuyển chọn đội ngũ, coi trọng công tác xã hội hóa giáo dục, nhằm đầu tư trang thiết bị phục vụ dạy học.

Hội khuyến học, ban đại diện cha mẹ học sinh đã thường xuyên quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của đội ngũ CB-GV, chăm lo đến việc học tập của các em HS, hỗ trợ các suất quà cho HS nghèo vượt khó, khen thưởng HS giỏi trường, giỏi huyện, giỏi tỉnh...

Công tác kiểm định chất lượng đã có kế hoạch cái tiến nâng từ cấp độ 2 lên cấp độ 3 trong năm học tiếp theo.

Công tác dự giờ, thăm lớp, kiểm tra luôn được nhà trường, các tổ chuyên môn thực hiện nghiêm túc, đúng quy định.

CSVC, tài chính, các chế độ chính sách được nhà trường quan tâm giải quyết theo đúng quy định.

Cuộc vận động:” Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” luôn được CB-GV-NV và HS hưởng ướng tích cực; nhà trường luôn thực hiện kế hoạch lồng ghép các phong trào thi đua và các cuộc vận động lớn của ngành vào các hoạt động chính khóa và ngoại khóa của trường.

Nhà trường luôn đảm bảo sự lãnh đạo của chi bộ Đảng; công tác phối kết hợp giữa nhà trường, công đoàn và chi đoàn luôn được coi trọng, góp phần đẩy mạnh công tác thi đua dạy tốt, học tốt.

  Đối với HĐGDNGLL và công tác Đội TNTP HCM: Tích hợp các môn học vào hoạt động NGLL. Tổ chức thực hiện các qui định về vệ sinh trường học, cá nhân. BCH Liên Đội đã bám sát chủ điểm từng tháng

Tuy nhiên, nhu cầu của xã hội đối với chất lượng giáo dục ngày càng cao, trong khi các điều kiện thực hiện và đảm bảo nâng cao chất lượng của trường còn hạn chế, trường còn thiếu phòng học phục vụ cho việc học 2 buổi / ngày, thiếu khu hiệu bộ, diện tích phòng thư viện chưa đáp ứng xây dựng thư viện tiên tiến; sân chơi, bãi tập chưa đạt yêu cầu. Trường đã đạt chuẩn năm 2012 nhưng vẫn trong tình trạng thiếu và xuống cấp về bàn ghế và phòng học do mối mọt phá hoại quá nhiều.

Chất lượng HS yếu vẫn còn ở mức cao, ý thức học tập của một số học sinh vẫn chưa cao; một số gia đình học sinh ít quan tâm đến việc học của con em mình.

II. Những kết quả nổi bật trong năm học

  1. 1.     Đối với học sinh

         + Thi HS giỏi cấp Huyện:  Đạt giải nhất toàn đoàn: có 95 giải (13 giải nhất, 11 giải nhì, 40 giải ba, 31 giải KK), tăng 27 giải so năm học trước.

         + Thi HS giỏi cấp Tỉnh: có 18 giải (2 giải nhất, 4 giải nhì, 5 giải ba, 7 giải KK). Đạt nhiều giải nhất so các trường trong huyện đặc biệt có 02 giải nhất ở môn Vật lý và môn Tiếng Anh qua mạng.                 

         + Thi HS giỏi cấp quốc gia: có 02 HS dự thi cấp quốc gia ở các môn MTCT 9, IOE 9, VIO9. Kết quả đạt 2 giải Ba, 01 KK

         + Kết quả Hội khỏe Phù Đổng huyện: Nhất toàn đoàn, Giải nhất Đồng độiNamcấp huyên, Nhì Đồng đội nữ cấp huyện: Cá nhân:  4 Nhất, 2 Nhì, 2 Ba.

        2. Đối vi giáo viên

         Có 16 giáo viên đạt giải và công nhận Giáo viên dạy giỏi cấp huyện, Đặc biệt, cô Mai Thị Kim Chung đạt giải nhất, Thầy Phạm Đức Linh giải nhì, Thầy Nguyễn Dư Hà giải 3, thầy Dương Đăng Tường, Cô Nguyễn Thị Thảo giải khuyến khích.

T Lê Ngọc Khương đạt giải nhì TPT Đội giỏi cấp huyện, công nhận TPT Đội giỏi cấp tỉnh.

GV bồi dưỡng HS giỏi đạt giải cao trong kỳ thi HS giỏi; đặc biệt HS giỏi cấp tỉnh và cấp quốc gia: Cô Nguyễn Thị Thúy, Thầy Nguyễn Viết Văn, T. Hoàng Quý Hùng, C. Nguyễn T. Ngọc Lan, C. Hồ Đăng Trinh Tiên, T. Phạm Phi Huấn, C. Lê T. Hiếu, C. Ng T. Thu Huyền. HS năng khiếu: T. Hồ Văn Thăng và nhóm TD.

Giáo viên chủ nhiệm giỏi: Cô Nguyễn Thị Thúy, Thầy Mai Thế Lĩnh, Cô Mai Thị Bích Thủy, Cô Mai Kim Chung, Cô Hoàng Thị Lý, Cô Lê Thị Yến Nhi

          4/6 tổ xuất sắc( Toán- Lý–CN, Văn- Sử- GDCD; Ngoại Ngữ; TD- Âm nhạc- MT).

  CSTĐ cấp tỉnh: 0; CSTĐCS: 9; LĐTT: 60

  3. Tập thể: TTLĐSX

Phần thứ hai

PHƯƠNG HƯỚ NG, NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2015-2016

Căn cứ các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo về việc chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2015 - 2016;

Căn cứ Công văn số 2136/SGD&ĐT-GDTrH ngày 08/9/2015 của Sở GD& ĐT về việc Hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục Trung học năm học 2015 – 2016; báo cáo tổng kết năm học 2014 - 2015, phương hướng nhiệm vụ năm học 2015 - 2016 của UBND huyện, báo cáo số 68/BC-PGD&ĐT-THCS ngày 22tháng 9 năm 2015 của Phòng GD&ĐT Phong Điền về báo cáo tổng kết năm học 2014-2015 và hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2015-2016, trường THCS Nguyễn Duy xây dựng phương hướng nhiệm vụ năm học 2015-2016 như sau:

A.   Đặc điểm tình hình

1. Thuận lợi:

Được sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp, của Phòng GD&ĐT Phong Điền  

Cơ sở vật chất của nhà trường về cơ bản đủ phòng học phòng làm việc, phòng chức năng phục vụ cho dạy và học

Trường đã sớm có thương hiệu về chất lượng học sinh giỏi đạt giải cao trong các kỳ thi cấp huyện, cấp tỉnh, có nhiều HS đỗ trường chuyên Quốc Học Huế.

2. Khó khăn: Thiếu phòng học phục vụ cho việc dạy phụ đạo HS yếu và dạy tăng tiết, dạy bồi dưỡng HS giỏi; kinh phí hỗ trợ cho HS ở xa về học lớp trọng điểm còn ít, một số phụ huynh chưa thấy được hướng phát triển lâu dài của nhà trường nên đã xin chuyển con về lại địa phương

 Thiếu nhà vệ sinh; sân chơi bãi tập chưa hoàn thiện; một số phòng học đã xuống cấp, nhiều bộ cửa gỗ bị mối ăn hư hỏng, chưa có đường mái che ra nhà vệ sinh giáo viên..

B. Nhiệm vụ trọng tâm:

1. Tiếp tục triển khai Chương trình hành động của Bộ GDĐT thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Nghị quyết số  88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Quyết định 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng về phê duyệt đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. 

2. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả “Chương trình hành động của ngành triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thức XI và Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XIV về Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2011- 2015”. 

3. Thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành bằng những hoạt động thiết thực, hiệu quả, phù hợp điều kiện địa phương, gắn với việc đổi mới hoạt động giáo dục của nhà trường, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh tại trường.

4. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, tự lực, sáng tạo của học sinh; tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn góp phần hình thành và phát triển năng lực học sinh; đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.

5. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên về năng lực chuyên môn, kỹ năng xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh; năng lực đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo; đổi mới sinh hoạt chuyên môn; nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp, của tổ chức Đoàn, Hội, Đội, gia đình và cộng đồng trong việc quản lý, phối hợp giáo dục toàn diện cho học sinh.

6. Tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”. Tổ chức tốt việc dạy học thí điểm chương trình Tiếng Anh; tăng cường số lượng đối với lớp 6. Tiếp tục các chương trình bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh theo khung chuẩn năng lực ngôn ngữ Châu Âu.

7. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc chỉ đạo của Phong đối với Đề án 434/ĐA-UBND ngày 10/7/2012 của Ủy ban nhân dân huyện; nâng cao chất lượng trường THCS Nguyễn Duy.

8. Tiến hành tăng số lượng học sinh trên lớp theo lộ trình phù hợp để tiệm cận với định mức quy định  nhằm có điều kiện đầu tư cơ sở vật chất tốt hơn và tăng số phòng học để học sinh được học 2 buổi/ngày.

      C. Các nhiệm vụ chủ yếu

1. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả nội dung các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả, gắn với việc đổi mới hoạt động giáo dục, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường.

2. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình hành động của ngành, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị trấn lần thứ IV nhiệm kỳ 2010 – 2015.

3. Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý, thực hiện kế hoạch giáo dục đi đôi với việc nâng cao năng lực quản trị nhà trường; chủ động, linh hoạt trong việc thực hiện chương trình; xây dựng kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh thông qua việc điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giản; xây dựng các chủ đề tích hợp nội dung dạy học, đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ của từng cấp học phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng của học sinh; chú trọng giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật.

4. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.

5. Tiếp tục đổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, bảo đảm trung thực, khách quan; phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học tập với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của giáo viên với tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau của học sinh; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội.

6. Tập trung phát triển đội ngũ về năng lực chuyên môn, kỹ năng xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh; năng lực đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo; quan tâm phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán, giáo viên chủ nhiệm lớp; chú trọng đổi mới sinh hoạt chuyên môn; nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp, của tổ chức Đoàn, chi Hội, Đội, gia đình và cộng đồng trong việc quản lý, phối hợp giáo dục toàn diện cho học sinh.

7. Tổ chức tốt việc dạy học thí điểm chương trình Tiếng Anh lớp 6, 7. Tiếp tục  tham gia các chương trình bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh theo khung chuẩn năng lực ngôn ngữ Châu Âu.

8. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án 434/ĐA-UBND ngày 10/7/2012 của Ủy ban nhân dân huyện. Đầu tư CSVC bếp ăn nhà băn trú.

9. Đầu tư cơ sở vật chất tốt hơn, đặc biệt tham mưu đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu nhà hiệu bộ năm 2015; tăng số phòng học để học sinh được học 2 buổi/ngày.

10. Thực hiện kế hoạch cải tiến  nhằm nâng cấp kiểm định chất lượng từ cấp độ 2 lên cấp độ 3 năm học tiếp theo.

11.Xây dựng thư viện thư viện tiên tiến năm 2015 và tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 

D. Các chỉ tiêu cơ bản

1. Xếp loại học sinh: Hạnh kiểm tốt, khá đạt 100%; Học lực Giỏi: 24,1%, Khá: 34,1%,  Yếu 3,6%; Riêng lớp chọn đạt HS giỏi : 90% trở lên.

2. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS 99% trở lên. Học sinh giỏi cấp tỉnh đạt trên 20 giải, phấn đấu duy trì và tăng số học sinh đạt giải cao; duy trì số học sinh đạt giải quốc gia. Học sinh giỏi huyện tiếp tục duy trị vị trí nhất toàn đoàn HSG huyện với tổng số trên 100 giải.

3. Số học sinh đỗ vào Trường THPT chuyên Quốc Học và các lớp chuyên của Trường Đại học Khoa học Huế: 3 đến 5 học sinh.

4. Tỷ lệ học sinh bỏ học dưới 1,0%.

5. Duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 2

6. Duy trì trường đạt chuẩn quốc gia

7. Tiếp tục đầu tư thư viện đạt chuẩn

8. Tiếp tục xây dựng kế hoạch TĐG và đăng ký đánh giá ngoài để nâng cấp độ chất lượng giáo dục

9. Tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày đạt 27,6%(183 em/663 HS)

10. 100% học sinh lớp 8 tham gia học nghề phổ thông, tỷ lệ duy trì trên 98%

Đăng ký Nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng 3.

E. Các nhiệm vụ cụ thể

I. Công tác phát triển số lượng và nâng cao chất lượng:

Tổng số HS huy động năm học 2015 - 2016 : 663/665 học sinh

Số HS/ số lớp

Lớp 6

Lớp 7

Lớp 8

Lớp 9

Tổng cộng

Số HS

180

179

160

144

663

Số lớp

5

7

6

6

24

- Tổng số HS HTCT TH trên địa bàn huy động vào lớp 6 : Đạt tỷ lệ : 100%.  HS học 2 buổi/ ngày: 7 lớp (2 lớp 6, 2 lớp 7, 2 lớp 8, 1 lớp 9)

HS học Tiếng Pháp

Số HS/ số lớp

Lớp 6/1

Lớp 7/3

Lớp 8/6

Lớp 9/6

Tổng cộng

Số HS

34

30

13

5

82

Số lớp

1

1

1

1

4

Một số biện pháp về công tác huy động và duy trì số lượng:

Tăng cường công tác quản lý nề nếp và chất lượng dạy và học cụ thể thông qua theo dõi chuyên cần, kiểm tra thường xuyên, đột xuất dưới nhiều hình thức.

Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội để chăm lo GD HS, đặc biệt HS có hoàn cảnh khó khăn, học sinh thiếu ý thức học tập.

Thực hiện miễn giảm đúng chế độ, quan tâm học sinh nghèo, xét trợ cấp học bổng, tặng quà đúng đối tượng, chú trọng HS khuyết tật. Gây quĩ hỗ trợ HS vượt khó trong đội ngũ CB-GV

*Chất lượng hạnh kiểm

Khối

Tổng số

Nữ

Tốt

Khá

Tb

Yếu

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

K6

180

83

159

88,3

21

11,7

0

0

0

0

K7

179

88

155

86,6

24

13,4

0

0

0

0

K8

160

85

140

87.5

20

12.5

0

0

0

0

K9

144

82

125

86,8

19

13,2

0

0

0

0

Tổng

663

338

579

87,3

84

12,7

0

0

0

0

Thực hiện tốt các tiết dạy GDCD,GD ngoài giờ lên lớp, tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa, các chuyên đề nhằm giúp học sinh nắm vững pháp luật, luật giao thông, biết tự chăm sóc bản thân, tránh xa các biểu hiện xấu trong xã hội và đấu tranh với các thói hư, tật xấu của bản thân, của bạn bè.

 Mỗi thầy giáo, cô giáo phải thực sự thương yêu , giúp đỡ HS; quan tâm và giáo dục những học sinh chậm tiến. Hạn chế tỷ lệ HS bỏ học giữ chừng.

Giáo dục học sinh có ý thức xây dựng trường, lớp xanh - sạch - đẹp, an toàn. Tích hợp GD đạo đức với cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” .GVCN tăng cường công tác quản lý học sinh, quan tâm đến việc phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục đạo đức học sinh. Tăng cường công tác giám thị trong nhà trường.

* Chất lượng học lực

Khối

Tổng số

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

K6

180

42

23,3

64

35,6

65

36,1

9

5,0

 

 

K7

179

48

26,8

64

35,7

59

33,0

8

4,5

 

 

K8

160

40

25,0

54

33,8

61

38,1

5

3,1

 

 

K9

144

30

20,8

44

30,6

68

47,2

2

1,4

 

 

Tổng

663

160

24,1

226

34,1

253

38,2

24

3,6

 

 

 ( Năm trước G 21,92%, K 33,28%, TB 38,80%, Y 5,99%)

Mặt bằng chung của huyện năm học trước: G: 15,64%, K: 42,41%, TB:38,47%, Y: 3,46%.

Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ( mỗi tuần 3 tiết / môn học ). Phụ đạo học sinh yếu. Dạy học phân luồng 3 môn Văn, Toán, NN cho các HS theo quy định dạy 2 buổi/ ngày cho 7 lớp trọng điểm. Trường lập kế hoạch bồi dưỡng, phụ đạo ngay từ đầu năm học đối với tất cả các khối lớp, có học sinh tham gia thi học sinh giỏi cấp huyện tất cả các môn theo số lượng quy định tối thiểu.

Thông qua hội nghị ban đại diện cha mẹ học sinh đầu năm học để phổ biến kế hoạch giáo dục của trường đồng thời thông báo cụ thể tình hình của học sinh từ đó bàn biện pháp phối hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội .

II. Thực hiện kế hoạch giáo dục

1. Tăng cường chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo chương trình, kế hoạch giáo dục, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục.

a) Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục theo khung thời gian 37 tuần thực học (học kỳ I: 19 tuần, học kỳ II: 18 tuần), đảm bảo thời gian kết thúc học kỳ I, kết thúc năm học thống nhất cả nước, có đủ thời lượng dành cho luyện tập, ôn tập, thí nghiệm, thực hành, tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo và kiểm tra định kỳ.

b) Tạo điều kiện cho các tổ chuyên môn, giáo viên được chủ động lựa chọn nội dung, xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗi môn học và các chủ đề tích hợp, liên môn, đồng thời xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với các chủ đề và theo hình thức, phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực; chú trọng giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật; tăng cường các hoạt động nhằm giúp học sinh vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Kế hoạch dạy học của tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên phải được lãnh đạo nhà trường phê duyệt trước khi thực hiện và là căn cứ để kiểm tra, giám sát và đánh giá, nhận xét.

c) Trên cơ sở kế hoạch dạy học đã được phê duyệt, tổ chuyên môn, giáo viên tổ chức sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường qua mạng cho mỗi chủ đề theo hướng dẫn tại Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ GDĐT.

d) Tiếp tục chỉ đạo thực hiện phân phối chương trình các môn học đã ban hành trong năm học 2012 – 2013 của Phòng và thực hiện dạy học theo PPCT của Sở ở một số bộ môn: Giáo dục công dân, Địa lý, Lịch Sử.

2. Tiếp tục triển khai dạy học 2 buổi/ngày

Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày đối với lớp 6/1, 6/2, 7/1, 7/2, 8/1, 8/2, 9/1 theo tinh thần Công văn số 7291/BGDĐT-GDTrH ngày 01/11/2010 về việc hướng dẫn học 2 buổi/ngày đối với các trường THCS, trung học phổ thông (THPT) của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Công văn số 592/SGDĐT-GDTrH ngày 31/3/2014 về việc Hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày đối với các trường THCS, THPT theo chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo. Nội dung dạy học cần quan tâm bố trí cho các hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi; tổ chức các hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo phù hợp với đối tượng học sinh.

3. Tổ chức dạy học ngoại ngữ

a) Đối với môn tiếng Anh

- Tham gia dạy học theo chương trình thí điểm của Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020 và Công văn số 2653/BGDĐT-GDTrH ngày 23/5/2014 của Bộ GDĐT, trường tổ chức dạy chương trình Tiếng Anh mới cho các lớp 6/1, 6/2, 6/3, 6/4, 6/5, 7/1, 7/2, 8/1, 8/2.

b) Đối với môn tiếng Pháp

Triển khai thực hiện Quyết định 4113/QĐ-BGDĐT ngày 16/6/2009 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về kế hoạch giáo dục áp dụng cho chương trình song ngữ tiếng Pháp và môn tiếng Pháp ngoại ngữ 2 đồng thời thực hiện theo hướng dẫn nhiệm vụ năm học cụ thể riêng cho chương trình song ngữ tiếng Pháp

Số HS học tiếng Pháp: 6/1: 34 em NN2, 7/3:30 em NN1, 8/6: 13 em NN1, 9/6: 5 em NN1( Học ghép 9/5) Tổng cộng: 82 em/4 lớp.

4. Tăng cường công tác tư vấn hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông

Phối hợp với trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp Phong Điền để nâng cao chất lượng giáo dục nghề phổ thông đáp ứng với yêu cầu phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương và điều kiện dạy học của nhà trường như: Tìm hiểu về kinh doanh, Tin học ứng dụng, khuyến khích việc dạy nghề truyền thống của địa phương. Tiếp tục đa dạng các phương thức tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh. Trên cơ sở ký kết giao ước, trường phối hợp với Trung tâm KTTH-HN Phong Điền để huy động, tổ chức cho 100% học sinh lớp 8 được tham gia học nghề phổ thông, tỷ lệ duy trì đạt 98%.

5. Tăng cường công tác tích hợp trong các hoạt động để nâng cao chất lượng giáo dục

a) Tiếp tục thực hiện tích hợp giáo dục đạo đức, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; giáo dục pháp luật; chú trọng tuyên truyền, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi trường; đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; giáo dục an toàn giao thông; hướng dẫn tổ chức tham quan, học tập thông qua di sản, tại các cơ sở sản xuất,… theo hướng dẫn của Bộ GDĐT.

b) Tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục hòa nhập cho HS khuyết tật.

c) Tổ chức tốt hoạt động “Tuần sinh hoạt tập thể” đầu năm học mới

Hướng dẫn học sinh ôn luyện bài thể dục buổi sáng, bài thể dục giữa giờ và bài thể dục chống mệt mỏi theo quy định. Duy trì tốt nề nếp tập thể dục giữa giờ.

d) Việc tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa chuyển mạnh sang hướng hoạt động trải nghiệm sáng tạo; tăng cường tổ chức và quản lý các hoạt động giáo dục kĩ năng sống theo Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 ban hành quy định về Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.

e) Phát động tuần lễ "Hưởng ứng học tập suốt đời" và tổ chức ngày đọc sách hiệu quả.

6. Triển khai các hoạt động trong trường học:

a) Quan tâm chăm lo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu. Lập kế hoạch bồi dưỡng, phụ đạo ngay từ đầu năm học đối với tất cả các khối lớp. Tham gia thi học sinh giỏi cấp huyện tất cả các môn theo số lượng quy định tối thiểu.

b) Triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học và tham gia cuộc thi sáng tạo thanh thiếu nhi và khoa học kĩ thuật các cấp dành cho học sinh trung học năm học 2015 - 2016.

c) Triển khai tốt các hoạt động trải nghiệm sáng tạo và tham gia trường học kết nối. Tiếp tục tổ chức tốt, thu hút học sinh tham gia các hoạt động văn nghệ, trò chơi dân gian và các hội thi năng khiếu văn nghệ, thể dục, thể thao; hùng biện tiếng Anh…; các cuộc thi Giải toán trên máy tính cầm tay, Giải Toán trên Internet, Olympic tiếng Anh trên Internet.

d) Nâng cao chất lượng công tác Đoàn, Đội trong trường học. Chú trọng công tác giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật, rèn luyện kỹ năng, tác phong tư cách và nâng cao lập trường tư tưởng chính trị, ý thức tự học, tự rèn luyện cho đoàn viên, đội viên. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động, khuyến khích thành lập và sinh hoạt câu lạc bộ đội, nhóm; tổ chức sinh hoạt chuyên đề, diễn đàn.

e) Tiếp tục tổ chức và phát triển phong trào TDTT, Hội khỏe Phù Đổng.  

III. Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá

1. Đổi mới phương pháp dạy học

a)  Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh theo tinh thần Công văn số 3535/BGDĐT-GDTrH ngày 27/5/2013 về áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” và các phương pháp dạy học tích cực khác; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức; tập trung dạy cách học, cách nghĩ; bảo đảm cân đối giữa trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng và định hướng thái độ, hành vi cho học sinh; chú ý việc tổ chức dạy học phân hoá phù hợp với các đối tượng học sinh.

b) Quán triệt tinh thần giáo dục tích hợp. Đẩy mạnh việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, các phương pháp thực hành, dạy học theo dự án trong các môn học; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với nội dung bài học. Tiếp tục triển khai dạy học và kiểm tra  theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các bộ môn đã được tập huấn.

2. Đổi mới hình thức tổ chức dạy học

a) Đa dạng hóa các hình thức học tập, chú ý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh; sử dụng các hình thức dạy học trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông. Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, cần coi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà, ở ngoài nhà trường.

b) Tổ chức tốt và động viên học sinh tích cực tham gia Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật học sinh trung học theo Công văn số 2410/BGDĐT-GDTrH ngày 13/5/2014 của Bộ GDĐT và Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học. Tăng cường tổ chức các hoạt động thí nghiệm - thực hành của học sinh…

c) Tiếp tục thực hiện tốt việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học theo Hướng dẫn số 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL ngày 16/01/2013 của liên Bộ GDĐT, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

         d) Khuyến khích tổ chức, thu hút học sinh tham gia các hoạt động góp phần phát triển năng lực học sinh như: Văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao; thi thí nghiệm - thực hành; thi kĩ năng sử dụng tin học văn phòng; thi giải toán trên máy tính cầm tay; thi tiếng Anh trên mạng; thi giải toán trên mạng; ngày hội công nghệ thông tin; ngày hội sử dụng ngoại ngữ và các hội thi năng khiếu, các hoạt động giao lưu;… trên cơ sở tự nguyện của nhà trường, phụ huynh và học sinh, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và nội dung học tập của học sinh trung học, phát huy sự chủ động và sáng tạo của các địa phương, đơn vị; tăng cường tính giao lưu, hợp tác nhằm thúc đẩy học sinh hứng thú học tập, rèn luyện kĩ năng sống, bổ sung hiểu biết về các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa thế giới.

3. Đổi mới kiểm tra và đánh giá

a) Tổ chức chặt chẽ, đúng quy chế ở tất cả các khâu ra đề, coi, chấm và nhận xét, đánh giá học sinh trong việc thi và kiểm tra; đảm bảo thực chất, khách quan, trung thực, công bằng, đánh giá đúng năng lực và sự tiến bộ của học sinh.

Đối với các môn kiểm tra viết, thực hiện theo hình thức 02 chung: ra đề chung, kiểm tra chung đối với 03 môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh (đối với kỹ năng viết). Riêng kiểm tra cuối học kỳ I và học kỳ II thực hiện 3 chung theo hướng dẫn của Phòng.

b) Tổ chức thực hiện nghiêm túc Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS. Tổ chức đủ số lần kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ cả lý thuyết và thực hành.

c) Chú trọng đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh: đánh giá qua các hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở học tập; đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa học, kĩ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết trình (bài viết, bài trình chiếu, video clip,…) về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Giáo viên có thể sử dụng các hình thức đánh giá nói trên thay cho các bài kiểm tra hiện hành.

d) Kết hợp đánh giá trong quá trình dạy học, giáo dục và đánh giá tổng kết cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của giáo viên với tự đánh giá và nhận xét, góp ý lẫn nhau của học sinh, đánh giá của cha mẹ học sinh và cộng đồng. Khi chấm bài kiểm tra phải có phần nhận xét, hướng dẫn, sửa sai, động viên sự cố gắng, tiến bộ của học sinh.

e) Thực hiện nghiêm túc việc xây dựng đề thi, kiểm tra theo ma trận. Đề kiểm tra bao gồm các câu hỏi, bài tập (tự luận hoặc/và trắc nghiệm) theo 4 mức độ yêu cầu: Nhận biết: nhắc lại hoặc mô tả đúng kiến thức, kĩ năng đã học; Thông hiểu: diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học bằng ngôn ngữ theo cách của riêng mình, có thể thêm các hoạt động phân tích, giải thích, so sánh, áp dụng trực tiếp (làm theo mẫu) kiến thức, kĩ năng đã biết để giải quyết các tình huống, vấn đề trong học tập; Vận dụng: kết nối và sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết thành công tình huống, vấn đề tương tự tình huống, vấn đề đã học; Vận dụng cao: vận dụng được các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống, vấn đề mới, không giống với những tình huống, vấn đề đã được hướng dẫn; đưa ra những phản hồi hợp lý trước một tình huống, vấn đề mới trong học tập hoặc trong cuộc sống. Căn cứ vào mức độ phát triển năng lực của học sinh ở từng học kỳ và từng khối lớp, giáo viên và nhà trường xác định tỉ lệ các câu hỏi, bài tập theo 4 mức độ yêu cầu trong các bài kiểm tra trên nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với đối tượng học sinh và tăng dần tỉ lệ các câu hỏi, bài tập ở mức độ yêu cầu vận dụng, vận dụng cao.

g) Kết hợp một cách hợp lý giữa hình thức trắc nghiệm tự luận với trắc nghiệm khách quan, giữa kiểm tra lý thuyết và kiểm tra thực hành trong các bài kiểm tra; tiếp tục nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn; tăng cường ra các câu hỏi mở, gắn với thời sự quê hương, đất nước đối với các môn khoa học xã hội và nhân văn để học sinh được bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội; chỉ đạo việc ra câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn đúng thay vì chỉ có câu hỏi 1 lựa chọn đúng; tiếp tục nâng cao chất lượng việc kiểm tra và thi cả bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và triển khai phần tự luận trong các bài kiểm tra viết đối với môn ngoại ngữ.

h) Triển khai đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực môn Tiếng Anh theo Công văn số 5333/GDTrH-BGDĐT ngày 29/9/2014 của Bộ GDĐT. Cụ thể như sau: kiểm tra nói được thực hiện trong các bài kiểm tra thường xuyên; kiểm tra định kỳ 01 tiết gồm các kỹ năng nghe, đọc, viết và kiến thức ngôn ngữ; kiểm tra học kỳ gồm đủ kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và kiến thức ngôn ngữ. Đối với các lớp dạy thí điểm, chú trọng tăng cường rèn luyện kỹ năng nói, nghe. Những nội dung trong công văn này cũng được áp dụng cho các lớp 6, 7 chương trình 7 năm từ năm học này.

i) Tăng cường tổ chức hoạt động đề xuất và lựa chọn, hoàn thiện các câu hỏi, bài tập kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực để bổ sung cho thư viện câu hỏi của trường. Tăng cường xây dựng nguồn học liệu mở (thư viện học liệu) về câu hỏi, bài tập, đề thi, kế hoạch bài học, tài liệu tham khảo có chất lượng trên website của Bộ (tại địa chỉ http://truonghocketnoi.edu.vn) của sở/phòng GDĐT và các trường học. Chỉ đạo các tổ chuyên môn, giáo viên và học sinh tích cực tham gia các hoạt độ