In trang

Kế hoạch của Hiệu trưởng Năm 2014

PHÒNG GD&ĐT PHONG ĐIỀN

TRƯỜNG THCS NGUYỄN DUY

SỐ :  01   /BC- THCS ND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ  NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Phong Điền, ngày 12 tháng 9 năm 2014

 

PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2014-2015

Căn cứ hướng dẫn số 185/PGD&ĐT-THCS của Phòng GD&ĐT Phong Điền ngày 15/9/2014  về nhiệm vụ năm học 2014-2015 cấp THCS; căn cứ tình hình phát triển KT-XH của thị trấn Phong Điền; trường THCS Nguyễn Duy xây dựng phương hướng nhiệm vụ năm học 2014-2015 cụ thể như sau:

Phần thứ nhất

ĐIỂM LẠI  TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC TRONG  NĂM HỌC  2013-2014

 I. Đánh giá chung

 Trong năm qua, nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của UBND huyện Phong Điền, sự lãnh đạo trực tiếp của Phòng GD-ĐT Phong Điền, của Đảng bộ và chính quyền địa phương, của hội khuyến học thị trấn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục. Ban đại diện cha mẹ học sinh đã hỗ trợ  các khoản kinh phí cho nhiều hoạt động của trường.

Trường tiếp tục thực hiện đề án trường chuẩn trọng điểm của Huyện, đặc biệt Huyện đã đầu tư kinh phí phục vụ cho dạy học của 4 lớp 6,7 trọng điểm. PGD&ĐT điều động 3 GV dạy giỏi ở các trường về dạy tăng cường cho 4 lớp trọng điểm và tổ chức thi tuyển 41 HS vào lớp 6 đầu cấp. Bên cạnh đó, nhà trường có được đội ngũ GV dạy giỏi cấp huyện, tỉnh khá đông là lực lượng nồng cốt để tham gia vào công tác nâng cao chất lượng dạy và học của trường.

Trường cũng đã thực hiện có hiệu quả trong đổi mới công tác quản lý và kiểm tra đánh giá; đổi mới phương pháp dạy học; giữ vững nề nếp, kỹ cương trong công tác dạy và học. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc chương trình hành động của ngành ( Kiểm tra  HS theo 3 chung, phân công GV theo lớp).

Duy trì được số lượng, đảm báo chất lượng giáo dục toàn diện ngày càng cải thiện và nâng cao. Tỷ lệ HS bỏ học không vượt quá 1%; kết quả phổ cập GDTHCS được giữ vững và nâng cao.

Triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, chú trọng bồi dưỡng HS giỏi và Hs năng khiếu, dạy tăng tiết cho HS khối 9, dạy 2 buổi/ ngày cho HS các lớp trọng điểm; tỷ lệ HS đạt giải HS giỏi cấp huyện và cấp tỉnh ngày càng được nâng cao; số HS đỗ vào trường chuyên Quốc học Huế được giữ vững và nâng cao.HS năng khiếu về văn nghệ, TDTT luôn dẫn đầu trong toàn huyện về giải đồng đội, đạt các giải cao cấp tỉnh.Tỷ lệ HS tốt nghiệp đạt trên 99%.

Tăng cường ứng dụng CNTT vào dạy học và quản lý, đổi mới phương pháp dạy học qua áp dụng các phương pháp phát huy tính tích cực học tập của HS, trong đó đã triển khai phương pháp bàn tay nặn bột, sơ đồ tư duy... thông qua chuyên đề của tổ và của cụm chuyên môn; thực hiện các chuyên đề đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn, đẩy mạnh công tác GVCN lớp; chú trọng đầu tư các phòng tin học, phòng học bộ môn ( Lý, Hóa, Ngoại ngữ, Activboard) nhằm sử dụng trang thiết bị hiện đại để phục vụ giảng dạy, quản lý và công tác văn phòng.

Đội ngũ CB-GV-NV được ổn định, đạt và vượt chuẩn đào tạo, hầu hết đều nhiệt tình công tác, có tinh thần trách nhiệm và quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Công tác phát triển đảng viên hàng năm được chú trọng( kết nạp 2-3 Đ/C).

Công tác xã hội hóa giáo dục luôn được nhà trường và ban đại diện cha mẹ HS, lãnh đạo địa phương hết mực quan tâm; đã nghiệm thu nhà bán trú, đầu tư trang trí phòng học, cảnh quan môi trường, sửa chữa nhà vệ sinh, tu sửa phòng học, lắp đặt nước sạch...; Nhà trường luôn phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực để tăng cường sự hỗ trợ kinh phí, tuyển chọn đội ngũ, coi trọng công tác xã hội hóa giáo dục, nhằm đầu tư và trang thiết bị phục vụ dạy học.

Hội khuyến học, ban đại diện cha mẹ học sinh đã thường xuyên quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của đội ngũ CB-GV, chăm lo đến việc học tập của các em HS, hỗ trợ các suất quà cho HS nghèo vượt khó, khen thưởng HS giỏi trường, giỏi huyện, giỏi tỉnh...

Công tác kiểm định chất lượng đã có kế hoạch cái tiến nâng từ cấp độ 2 lên cấp độ 3 trong năm học tiếp theo.

Công tác dự giờ, thăm lớp, thanh tra, kiểm tra luôn được nhà trường, các tổ chuyên môn thực hiện nghiêm túc, đúng quy định.

CSVC, tài chính, các chế độ chính sách được nhà trường quan tâm giải quyết theo đúng quy định.

Cuộc vận động:” Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” luôn được CB-GV-NV và HS hưởng ướng tích cực; nhà trường luôn thực hiện kế hoạch lồng ghép các phong trào thi đua và các cuộc vận động lớn của ngành vào các hoạt động chính khóa và ngoại khóa của trường.

Nhà trường luôn đảm bảo sự lãnh đạo của chi bộ Đảng; công tác phối kết hợp giữa nhà trường, công đoàn và chi đoàn luôn được coi trọng, góp phần đẩy mạnh công tác thi đua dạy tốt, học tốt.

  Đối với HĐGDNGLL và công tác Đội TNTP HCM: Tích hợp các môn học vào hoạt động NGLL. Tổ chức thực hiện các qui định về vệ sinh trường học, cá nhân. BCH Liên Đội đã bám sát chủ điểm từng tháng

Tuy nhiên, nhu cầu của xã hội đối với chất lượng giáo dục ngày càng cao, trong khi các điều kiện thực hiện và đảm bảo nâng cao chất lượng của trường còn hạn chế, trường còn thiếu phòng học phục vụ cho việc học 2 buổi / ngày, thiếu khu hiệu bộ, diện tích phòng thư viện cha đáp ứng xây dựng thư viện tiên tiến; sân chơi, bãi tập chưa đạt yêu cầu. Trường đã đạt chuẩn năm 2012 nhưng vẫn trong tình trạng thiếu và xuống cấp về bàn ghế và phòng học do mối mọt phá hoại quá nhiều.

Chất lượng HS yếu vẫn còn ở mức thấp, ý thức học tập của một số học sinh vẫn chưa cao; một số gia đình học sinh ít quan tâm đến việc học của con em mình.

Nhà nội trú còn thiếu người cấp dưỡng, bảo vệ đang còn kiêm nhiệm, một số HS còn khó khăn về kinh phí học tập do hoàn cảnh gia đình thiếu thốn .

II. Những kết quả nổi bật trong năm

1. Đối với học sinh

+ Thi HS giỏi cấp Huyện:  Đạt giải nhất toàn đoàn.

Năm học 2013-2014 có 68 giải (11 giải nhất, 15 giải nhì, 17 giải ba, 25 giải KK), tăng 27 giải so năm học trước( tăng 6 giải nhất, 4 giải nhì, 1 giải 3, 16 giải khuyến khích). TDTT: Giải nhất Đồng đội Nam, nữ cấp huyên

+ Thi HS giỏi cấp Tỉnh: Năm học 2013-2014 có 19 giải (2 giải nhì, 4 giải ba, 13 giải KK) Tăng 5 giải so năm học trước (2 giải nhì, 01 giải ba, 2 KK). Huy chương đồng điền kinh cấp tỉnh

+ Thi HS giỏi cấp quốc gia: Có 01 HS dự thi cấp quốc gia (Thanh Bình K9).

 

+ Các hội thi khác: Thi viết chữ đẹp HS 6 đạt 07 giải (02 Nhì, 01 Ba, 04 Khuyến khích); thi tiếng hát hoa phượng đỏ đạt giải nhất cấp huyện, giải Ba cấp tỉnh.

2. Giáo viên: Thi GV dạy giỏi cấp tỉnh: 01 giải nhì và có tiết dạy hay nhất, 01 giải 3 và 02 GV được công nhận. Tham gia các hội thi cấp huyện đạt giải cao.

  CSTĐ cấp tỉnh: 01; CSTĐCS: 18; LĐTT: 41

  3. Tập thể: TTLĐSX; Chi bộ TSVM

Phần thứ hai

PHƯƠNG HƯỚ NG, NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2014-2015

A.   Đặc điểm tình hình

1. Thuận lợi: Sau khi đổi tên trường (16/01/2014), trường THCS Nguyễn Duy sớm ổn định các hồ sơ thủ tục, các hoạt động của trường diễn ra thông suốt; trường đã sớm có thương hiệu về chất lượng học sinh giỏi đạt giải cao trong các kỳ thi cấp huyện, cấp tỉnh, có nhiều HS đỗ vào lớp chuyên toán trường chuyên Quốc học Huế. Năm học này trường được UBND huyện đầu tư xây dựng khu nhà hiệu bộ để tạo điều kiện phục vụ tốt hơn trong công tác dạy và học, có phòng học cho 2 buổi/ngày.

2. Khó khăn: Thiếu phòng học phục vụ cho việc dạy phụ đạo HS yếu và dạy tăng tiết, dạy bồi dưỡng HS giỏi; kinh phí hỗ trợ cho HS ở xa về học lớp trọng điểm còn ít, một số phụ huynh chưa thấy được hướng phát triển lâu dài của nhà trường nên đã xin chuyển con về lại địa phương( đã chuyển 04, xin chuyển thêm 02).

 Thiếu nhà vệ sinh; sân chơi bãi tập chưa hoàn thiện; một số phòng học đã xuống cấp do thời tiết, do mối mọt..

B. Nhiệm vụ trọng tâm: Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tập trung nâng cao chất lượng HS giỏi, HS năng khiếu; cải thiện vị thứ của trường qua khảo sát lớp đầu cấp THPT. Tập trung xây dựng trường chuẩn trọng điểm của huyện đến năm 2015.

C. Các nhiệm vụ chủ yếu

1. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả nội dung các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả, gắn với việc đổi mới hoạt động giáo dục, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường.

2. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình hành động của ngành, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị trấn lần thứ IV nhiệm kỳ 2010 – 2015.

3. Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý, thực hiện kế hoạch giáo dục đi đôi với việc nâng cao năng lực quản trị nhà trường; chủ động, linh hoạt trong việc thực hiện chương trình; xây dựng kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh thông qua việc điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giản; xây dựng các chủ đề tích hợp nội dung dạy học, đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ của từng cấp học phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng của học sinh; chú trọng giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật.

4. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.

5. Tiếp tục đổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, bảo đảm trung thực, khách quan; phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học tập với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của giáo viên với tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau của học sinh; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội.

6. Tập trung phát triển đội ngũ về năng lực chuyên môn, kỹ năng xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh; năng lực đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo; quan tâm phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán, giáo viên chủ nhiệm lớp; chú trọng đổi mới sinh hoạt chuyên môn; nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp, của tổ chức Đoàn, chi Hội, Đội, gia đình và cộng đồng trong việc quản lý, phối hợp giáo dục toàn diện cho học sinh.

7. Tổ chức tốt việc dạy học thí điểm chương trình Tiếng Anh lớp 6, 7. Tiếp tục  tham gia các chương trình bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh theo khung chuẩn năng lực ngôn ngữ Châu Âu.

8. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án 434/ĐA-UBND ngày 10/7/2012 của Ủy ban nhân dân huyện. Đầu tư CSVC bếp ăn nhà băn trú.

9. Đầu tư cơ sở vật chất tốt hơn, đặc biệt tham mưu đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu nhà hiệu bộ năm 2015; tăng số phòng học để học sinh được học 2 buổi/ngày.

10. Thực hiện kế hoạch cải tiến  nhằm nâng cấp kiểm định chất lượng từ cấp độ 2 lên cấp độ 3 năm học tiếp theo.

11.Xây dựng thư viện thư viện tiên tiến năm 2015 và tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 

D. Các chỉ tiêu cơ bản

1. Củng cố, duy trì, nâng cao tỉ lệ, chất lượng đạt chuẩn phổ cập GD THCS

2. Chỉ tiêu học 2 buổi/ ngày : 6 lớp gồm 123 HS Tỷ lệ 18,7% so chỉ tiêu 10%

3. Tỷ lệ HS bỏ học không quá 1%.

4. Tỷ lệ HS TNTHCS trên 99 %.Tỷ lệ lên lớp sau khi thi lại trên 98%.

+  Tỷ lệ HS có Hạnh kiểm tốt, khá là 100%

+ Học lực Giỏi: 26,3%, Khá: 33,7%, TB 36,9%, Yếu 3,1%

 Riêng lớp chọn đạt HS giỏi : 90% trở lên.

- Học sinh giỏi tỉnh: Phấn đấu có giải nhất, nhì với tổng số giải trên 20 giải. Có HS đạt giaỉ quốc gia.

- Học sinh giỏi huyện: Nhất toàn đoàn HSG huyện với tổng số giải từ 65 đến 70 giải.

- Đạt nhất toàn đoàn trong các hội thi văn nghệ, TDTT cấp huyện và giải cao trong hội thi cấp tỉnh. HS đỗ vào trường chuyên  trên 3 em/năm.

5. 100% HS K8 học nghề phổ thông. Duy trì 98%.

6. Xây dựng kế hoạch cải tiến, tự đánh giá, đăng ký đánh giá ngoài nhằm đạt cấp độ 3 vào năm 2016.

7. Xây dựng thư viện tiên tiến năm 2015.

8. Xây dựng trường đạt chuẩn trọng điểm đến năm 2015.

Đăng ký Nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng 3.

E. Nhiệm vụ và giải pháp cụ thể

I. Công tác phát triển số lượng

Tổng số HS huy động năm học 2014 - 2015 : 656/662

Số HS/ số lớp

Lớp 6

Lớp 7

Lớp 8

Lớp 9

Tổng cộng

Số HS

181

166

164

143

654

Số lớp

7

7

7

7

28

- Tổng số HS HTCT TH trên địa bàn huy động vào lớp 6 : Đạt tỷ lệ : 100%.  HS học 2 buổi/ ngày: 6 lớp.

HS học Tiếng Pháp

Số HS/ số lớp

Lớp 6

Lớp 7

Lớp 8

Lớp 9

Tổng cộng

Số HS

30

12

8

24

74

Số lớp

1

1

1

1

4

Một số biện pháp về công tác huy động và duy trì số lượng:

Tăng cường công tác quản lý nề nếp và chất lượng dạy và học cụ thể thông qua theo dõi chuyên cần, kiểm tra thường xuyên, đột xuất dưới nhiều hình thức.

Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội để chăm lo GD HS, đặc biệt HS có hoàn cảnh khó khăn, học sinh thiếu ý thức học tập.

Thực hiện miễn giảm đúng chế độ, quan tâm học sinh nghèo, xét trợ cấp học bổng, tặng quà đúng đối tượng, chú trọng HS khuyết tật. Gây quĩ hỗ trợ HS vượt khó trong đội ngũ CB-GV

 II. Nâng cao chất lượng

*Chất lương hạnh kiểm

Khối

Tổng số

Nam

Nữ

Tốt

Khá

Tb

Yếu

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

K6

181

92

89

159

88

22

12

 

0

 

0

K7

166

78

88

149

89.6

17

10.4

 

0

 

0

K8

164

74

90

144

87.6

20

12.4

 

0

 

0

K9

143

74

69

125

87

18

13

 

 

 

0

Tổng

654

318

336

577

88

77

12

0

0

0

0

Thực hiện tốt các tiết dạy GDCD,GD ngoài giờ lên lớp, tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa, các chuyên đề nhằm giúp học sinh nắm vững pháp luật, luật giao thông, biết tự chăm sóc bản thân, tránh xa các biểu hiện xấu trong xã hội và đấu tranh với các thói hư, tật xấu của bản thân, của bạn bè.

 Mỗi thầy giáo, cô giáo phải thực sự thương yêu , giúp đỡ HS; quan tâm và giáo dục những học sinh chậm tiến. Hạn chế tỷ lệ HS bỏ học giữ chừng.

Giáo dục học sinh có ý thức xây dựng trường, lớp xanh - sạch - đẹp, an toàn. Tích hợp GD đạo đức với cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” .GVCN tăng cường công tác quản lý học sinh, quan tâm đến việc phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục đạo đức học sinh. Tăng cường công tác giám thị trong nhà trường.

* Chất lượng học lực

Khối

Tổng số

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

K6

181

52

28,7

61

33,7

61

33,7

7

3,9

 

 

K7

166

50

29,8

62

37

48

30,5

6

3,6

 

 

K8

164

40

24,3

54

32,9

65

39,3

5

3,4

 

 

K9

143

31

21,5

44

30

66

47,2

2

1,3

 

 

Tổng

654

173

26,3

221

33,7

240

36,9

20

3,1

 

 

 ( Năm trước G 20,09%, K 33,38%, TB 40,19%, Y 6,3%)

Mặt bằng chung của huyện năm học trước: G: 16,82%, K: 43,05%, TB:37,02%, Y: 3,1%.

Thực hiện khảo sát chất lượng học sinh khối 6, 9 ngay từ đầu năm học theo kế hoạch của Phòng, Sở GD&ĐT, phân loại đối tượng học sinh để có cơ sở xây dựng kế hoạch năm học 2014-2015 với chỉ tiêu sát thực tiễn.

Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ( mỗi tuần 3 tiết / môn học ). Phụ đạo học sinh yếu. Dạy phụ đạo HS cuối cấp 3t/ tuần. Dạy học phân luồng 3 môn Văn, Toán, NN cho các HS theo quy định dạy 2 buổi/ ngày cho 6 lớp trọng điểm . Trường lập kế hoạch bồi dưỡng, phụ đạo ngay từ đầu năm học đối với tất cả các khối lớp, có học sinh tham gia thi học sinh giỏi cấp huyện tất cả các môn theo số lượng quy định tối thiểu.

Thông qua hội nghị ban đại diện cha mẹ học sinh đầu năm học để phổ biến kế hoạch giáo dục của trường đồng thời thông báo cụ thể tình hình của học sinh từ đó bàn biện pháp phối hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội .

* Công tác HĐNGLL, ngoại khóa, giáo dục thể chất, lao động, hướng nghiệp ,dạy nghề 

Tham gia các hoạt động văn nghệ, trò chơi dân gian và các hội thi năng khiếu các hoạt động giao lưu… Phát triển thể dục, thể thao, Hội khỏe Phù Đổng.

Nâng cao chất lượng công tác Đoàn, Đội trong trường học. Chú trọng công tác giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật, rèn luyện kỹ năng, tác phong tư cách và nâng cao lập trường tư tưởng chính trị, ý thức tự học, tự rèn luyện cho đoàn viên, đội viên.

 Nội dung hướng nghiệp cần hướng học sinh vào việc lựa chọn con đường học lên THPT, GDTX, TCCN, học nghề hoặc đi vào cuộc sống. GVCN dạy 2 tiết HĐNGLL/ tháng theo chủ đề; Hiệu trưởng dạy hướng nghiệp khối 9.

 Chỉ đạo tốt công tác lao động vệ sinh trong và ngoài khuôn viên trường, tham gia các hoạt động xã hội khác.

III. Công tác xây dựng các điều kiện để thực hiện nhiệm vụ năm học

1. Thực hiện kế hoạch giáo dục

1.1. Tăng cường chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo chương trình, kế hoạch giáo dục, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục.

Thực hiện kế hoạch giáo dục theo khung thời gian 37 tuần thực học (học kỳ I: 19 tuần, học kỳ II: 18 tuần). Phát triển năng lực học sinh gắn với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng học tập của học sinh.

Các tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên cần chủ động lựa chọn nội dung, xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗi môn học và các chủ đề tích hợp; chú trọng giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật. Kế hoạch dạy học của tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên phải được lãnh đạo nhà trường phê duyệt trước khi thực hiện.

Giáo viên có thể thiết kế tiến trình dạy học cụ thể cho mỗi chủ đề mà không nhất thiết phải theo bài/tiết trong sách giáo khoa. Mỗi chủ đề có thể được thực hiện ở nhiều tiết học, mỗi tiết có thể chỉ thực hiện một hoặc một số bước trong tiến trình sư phạm của bài học. Các nhiệm vụ học tập có thể được thực hiện ở trong hoặc ngoài giờ trên lớp.

Tiếp tục thực hiện phân phối chương trình các môn học đã ban hành trong năm học 2012 - 2013; Tiếp tục chỉ đạo thực hiện nội dung dạy học theo hướng tích hợp, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương, đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng.

Đối với môn Công nghệ lớp 7 và lớp 8 thực hiện đúng phân phối chương trình đã hướng dẫn áp dụng cho năm học 2013- 2014 của Phòng.( 2 tiết/tuần từ T1-T9, 01 tiết/tuần từ T10 trở đi).

Đối với môn Âm nhạc, Mỹ thuật lớp 9: học kỳ 1 bố trí dạy Âm nhạc, học kỳ 2 dạy Mỹ thuật.

1.2. Tiếp tục triển khai dạy học 2 buổi/ngày

Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. Cần lưu ý tăng thời gian dạy học các nội dung khó, học sinh tự học có hướng dẫn của giáo viên; tổ chức phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi; Xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình trình Phòng GD&ĐT phê duyệt.

1.3. Tổ chức dạy học ngoại ngữ

* Đối với môn tiếng Anh: Tham gia dạy học theo chương trình thí điểm ở 2 lớp 6 và 2 lớp 7 . Đối với các lớp dạy thí điểm, chú trọng tăng cường rèn luyện kỹ năng nói, nghe.

* Đối với môn tiếng Pháp: Thực hiện Quyết định 4113/QĐ-BGDĐT ngày 16/6/2009 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về Kế hoạch giáo dục áp dụng cho Chương trình song ngữ tiếng Pháp và môn tiếng Pháp ngoại ngữ 2

1.4. Tăng cường công tác tư vấn hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông: K8 tham gia học nghề tại trung tâm KTTH-HN. Dạy hướng nghiệp cho HS K9.

 1.5. Tăng cường tích hợp trong các hoạt động để nâng cao chất lượng GD

Tiếp tục thực hiện tích hợp giáo dục đạo đức, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; giáo dục pháp luật; giáo dục phòng chống tham nhũng; chú trọng tuyên truyền, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi trường; đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo; ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; giáo dục an toàn giao thông; hướng dẫn tổ chức tham quan, học tập thông qua di sản, tại các cơ sở sản xuất,…

Tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật.

2. Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá

2.1. Đổi mới phương pháp dạy học

Đổi mới phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh, áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” và các phương pháp dạy học tích cực khác; tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học; bảo đảm cân đối giữa trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng và định hướng thái độ, hành vi cho học sinh; chú ý việc tổ chức dạy học phân hoá theo năng lực của học sinh.

Đẩy mạnh việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, các phương pháp thực hành, dạy học theo dự án trong các môn học.

2.2. Đổi mới hình thức tổ chức dạy học

Đa dạng hóa các hình thức học tập, chú ý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh; sử dụng các hình thức dạy học trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông. Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, cần coi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà, ở ngoài nhà trường.

Tổ chức tốt và động viên học sinh tích cực tham gia Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật học sinh trung học; cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học. Tăng cường tổ chức các hoạt động và các hội thi .

Tiếp tục thực hiện tốt việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học

HS tham gia các hoạt động phát triển năng lực như các hội thi năng khiếu; tăng cường các hoạt động giao lưu, hợp tác nhằm thúc đẩy học sinh hứng thú học tập, bổ sung hiểu biết về các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, địa phương và tinh hoa văn hóa thế giới.

2.3. Đổi mới kiểm tra và đánh giá

Tổ chức chặt chẽ, đúng quy chế ở tất cả các khâu ra đề, coi, chấm và nhận xét, đánh giá học sinh trong việc thi và kiểm tra; đảm bảo thực chất, khách quan, trung thực, công bằng, đánh giá đúng năng lực và sự tiến bộ của học sinh. Đối với các môn kiểm tra viết, tất cả các trường phải nghiêm túc thực hiện chủ trương 03 chung: ra đề chung, kiểm tra chung, cắt phách và chấm chung của các môn có từ 02 giáo viên giảng dạy trở lên.

Tổ chức thực hiện nghiêm túc Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS. Tổ chức đủ số lần kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ cả lý thuyết và thực hành.

Đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng chú trọng đánh giá phẩm chất và năng lực của học sinh. Chú trọng đánh giá quá trình: đánh giá trên lớp; đánh giá bằng hồ sơ; đánh giá bằng nhận xét; tăng cường hình thức đánh giá thông qua sản phẩm dự án; bài thuyết trình.

Kết hợp giữa hình thức trắc nghiệm tự luận với trắc nghiệm khách quan, giữa kiểm tra lý thuyết và kiểm tra thực hành trong các bài kiểm tra. Tiếp tục nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn, đối với các môn khoa học xã hội và nhân văn cần tăng cường ra các câu hỏi mở; Khi chấm bài kiểm tra phải có phần nhận xét, động viên sự cố gắng, tiến bộ của học sinh (đối với những bài không thực hiện 03 chung. Chú ý hướng dẫn học sinh đánh giá lẫn nhau và biết tự đánh giá năng lực của mình.

Thực hiện nghiêm túc việc xây dựng đề kiểm tra theo ma trận; chỉ đạo việc ra các câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn đúng thay vì chỉ có các câu hỏi 1 lựa chọn đúng như trước đây; triển khai phần kiểm tra tự luận trong các bài kiểm tra viết môn ngoại ngữ. Tiếp tục nâng cao chất lượng việc thi cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết đối với môn ngoại ngữ.

- Tổ chức tốt công tác khảo sát lớp 6 đầu năm học theo hướng dẫn của Sở; tiến hành khảo sát lớp 9 để có giải pháp nâng cao chất lượng.

3. Phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý

3.1. Tăng cường xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý

* Tổng số CBGV-NV có 63 . Trong đó: + Cán bộ quản lý: 3  .

+ Nhân viên : 6 + Tổng phụ trách: 1  + Bảo vệ: 1. + GV: 52 .

Thạc sỹ: 2; ĐH : 47; CĐ: 9; TC: 5

* Phân công, bố trí đội ngũ, tổ CM: Việc phân công bố trí ở đơn vị được chú trọng, bố trí các tổ chuyên môn theo đặc thù, phân công đúng trình độ, năng lực cán bộ giáo viên.  Cân đối đội ngũ : Thiếu 01 giáo viên môn Âm nhạc.

          Rèn luyện phẩm chất đạo đức, tác phong gương mẫu của cán bộ viên chức thông qua QĐ SỐ 16 /2008 BGDDT 16/4/2008 về qui định đạo đức nhà giáo.Tham gia tích cực công tác bồi dưỡng thường xuyên. Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên về chuyên môn và nghiệp vụ theo chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên .

3.2. Nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên: Tiếp tục đổi mới sinh hoạt chuyên môn của tổ, nhóm chuyên môn. Tăng cường hoạt động dự giờ thăm lớp; đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá; tăng cường tổ chức hội thảo từ cấp trường, cụm chuyên môn, huyện.

Bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến và hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học; nâng cao năng lực của giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên - tổng phụ trách, giáo viên tư vấn trong trường học.

Nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả của đội ngũ giáo viên dạy giỏi các cấp. Tổ chức tổ chức tốt các hội thi giáo viên dạy giỏi, tổng phụ trách giỏi.

Mỗi giáo viên dự giờ 18 tiết/năm ( dự đúng chuyên môn, các môn đặc thù dự giờ thêm ở cụm). Thao giảng 1 tiết/ HK(có sử dụng CNTT). Kiểm tra hồ sơ sổ sách GV, NV định kỳ : Tổ CM kiểm tra 01 lần/ Học kỳ; Trường kiểm tra 01 lần/HK. Lãnh đạo trường dự giờ 100% GV/ năm.

3.3. Tiếp tục thực hiện chủ trương bố trí giáo viên giảng dạy theo lớp nhưng phải đảm bảo tuần tự, vững chắc, chất lượng.

4. Xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học,  trường chuẩn trọng điểm của huyện

 4. 1.Tăng cường xây dựng CSVC trường học: Sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước kết hợp với các nguồn huy động hợp pháp khác để tăng cường trang bị CSVC, TBDH. Tăng cường thực hiện xã hội hóa giáo dục, vận động, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng, cải tạo cảnh quan đạt tiêu chuẩn xanh - sạch - đẹp, an toàn theo quy định; Đảm bảo yêu cầu yêu cầu giáo viên tăng cường sử dụng thiết bị dạy học của nhà trường để dạy học có chất lượng. Chỉ đạo, tổ chức tốt phong trào giáo viên tự làm đồ dùng dạy học.

4.2. Tiếp tục thực hiên đề án xây dựng trường chuẩn trọng điểm đến năm 2015: Sơ kết 2 năm thực hiện đề án “Nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và học sinh năng khiếu phổ thông; tiếp tục xây dựng Trường Trung học cơ sở Nguyễn Duy thành trường chuẩn trọng điểm của huyện đến năm 2015”.

4.3. Xây dựng thư viện tiên tiến: Trường đã đạt chuẩn tiến hành tự kiểm tra theo Quyết định 01/2003/QĐ-BGD&ĐT, ngày 02/01/2003 để tiếp tục đăng ký kiểm tra công nhận Thư viện tiên tiến

 5. Duy trì và nâng cao kết quả phổ cập

Củng cố kết quả PCGD THCS. thực hiện tốt việc quản lý và lưu trữ hồ sơ PCGD; tích cực huy động các đối tượng diện PCGD THCS ra lớp; nắm chắc tình hình, nguyên nhân học sinh bỏ học và có giải pháp khắc phục tình trạng này; vận động nhiều lực lượng tham gia nhằm duy trì sĩ số học sinh. Thực hiện quản lý PCGD THCS theo Hệ thống thông tin điện tử.

 Thời gian các trường tự kiểm tra: hoàn thành trước 30/09/2014;

6. Đổi mới công tác quản lý giáo dục

Tăng cường đổi mới quản lý việc thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục; củng cố kỷ cương, nền nếp trong dạy học, kiểm tra đánh giá, thi; bảo đảm khách quan, chính xác, công bằng. Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tính tiên phong, gương mẫu, nói đi đôi với làm; chống chủ nghĩa cá nhân của đội ngũ cán bộ quản lý, đảng viên.

Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh để nâng cao chất lượng giáo dục; tăng cường quản lý chặt chẽ việc dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ GDĐT.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý .Tích cực áp dụng hình thức trao đổi công tác qua mạng Internet, website.

Thực hiện nghiêm kỷ cương hành chính, chế độ trách nhiệm, quy chế dân chủ; phân công, phân cấp nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể.

Tham mưu với UBND TT tổ chức hội nghị chuyên đề công tác xã hội hóa giáo dục để huy động nguồn lực nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

7. Tổ chức các cuộc thi

* Thi học sinh giỏi

Thi học sinh giỏi tất cả các lớp, từ lớp 6 đến lớp 9. Máy tính cầm tay lớp 8, 9:  Cấp huyện: tháng 10/2014.Cấp tỉnh: tháng 11/2014.

Cấp huyện: Học sinh giỏi các môn lớp 9  tháng 01/2015; các lớp còn lại tháng 4/2015.

 Cấp tỉnh: Thi học sinh giỏi các môn lớp 9 tháng 4/2015

* Thi Olimpic tiếng Anh trên Internet : Cấp trường: tháng 12/2014. Cấp huyện: tháng 01/2015. Cấp tỉnh: tháng 3/2015.  Cấp quốc gia: tháng 4/2015

* Thi khoa học kỹ thuật và sáng tạo thanh thiếu nhi: Cấp huyện: tháng 01/2015. Cấp tỉnh: tháng 02/2015.

* Thi nghề phổ thông : Thi nghề THCS: 19/4/2015.

* Thi hùng biện Tiếng Anh: Cấp trường: tháng 12/2014; Cấp huyện: tháng 01/2015; Cấp tỉnh: vòng sơ khảo: 02/2015, vòng chung khảo: 3/2015

* Giải Bóng đá, Điền kinh học sinh: Cấp huyện: tháng 01/2015. Cấp tỉnh: Bóng đá: tháng 02/2015, Điền kinh: tháng 3/2015.

* Hội thi Giáo viên - Tổng phụ trách giỏi: Cấp huyện: tháng 10/2014. Cấp tỉnh: tháng 11/2014

* Hội thi giáo viên dạy giỏi: Cấp trường: tháng 11/2014. Cấp huyện: tháng 3/2015

 8. Công tác kiểm tra và kiểm định chất lượng: Các hoạt động kiểm tra được tiến hành thường xuyên, công khai, dân chủ, có biên bản lưu trữ.

Kiểm tra toàn diện 30%, kiểm tra chuyên đề, kiểm tra đột xuất 70% .

Chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ kiểm tra, đánh giá công tác mua sắm, bảo quản, sử dụng các thiết bị và đồ dùng dạy học. Kiểm tra công tác tuyển sinh và các loại hồ sơ quy chế ; kiểm tra đột xuất.

Danh sách GV được thanh tra toàn diện năm học 2014-2015

TT

HỌ VÀ TÊN

 

THỜI GIAN

 

GHI CHÚ

1

Hoàng Quý Hùng

Tháng 10

 

2

Nguyễn Hữu Tuấn

Tháng 11

 

3

Dương Đăng Tường

Tháng 3

 

4

Nguyễn Thị Thúy

Thang 3

 

5

Nguyễn Thị Thảo

Tháng 10

 

6

Trần Quang Ngọc

Tháng 02

 

7

Hoàng Quốc Hoàn

Tháng 3

 

8

Nguyễn Thị Mỹ Thanh

Tháng 10

 

9

Ngô Thị Thuận

Tháng 10

 

10

Lê Thị Dung

Tháng 11

 

11

Lê Thị Yến Nhi

Tháng 11